Tham Khảo Kinh Nghiệm Đi Phỏng Vấn Bán Hàng Thuyết Phục Nhà Tuyển Dụng

Kinh nghiệm đi phỏng vấn bán hàng để thuyết phục nhà tuyển dụng được xem là một trong những vấn đề được thu hút những sự quan tâm. Với những câu chuyện thực tế, hướng đến những điều gần gũi mà nhà tuyển dụng hay đưa ra chính là nơi thỏa những thắc mắc của bạn.

Sự chuẩn bị giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp

Kinh nghiệm phỏng vấn bán hàng được xem là những thông tin hữu hiệu nhất dành cho những ứng viên có một số chuẩn bị trong vòng phỏng vấn. Đây cũng là nơi trình bày năng lực, kỹ năng của nhà tuyển dụng để thuyết phục sự lựa chọn của bạn. Cùng tham khỏa một số thông tin cơ bản dưới đây để giúp bạn tự tin hơn trong buổi phỏng vấn…

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Bán Hàng Với Những Nội Dung Thường Gặp Nào?

Hình ảnh cá nhân và sự đúng giờ

 

Kinh nghiệm phỏng vấn bán hàng thường gắn với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, dấu ấn cá nhân với những kiến thức, kinh nghiệm được tích lũy và đủ tự tin để thuyết phục khách hàng của mình. Với những kinh nghiệm đi phỏng vấn bán hàng thì đây được xem là những dấu ấn đáng tham khảo.

 

  • Hình ảnh cá nhân và sự đúng giờ

✦ Hình ảnh cá nhân ngay từ ánh nhìn đầu tiên được xem là một điểm cộng cho ứng viên. Nghiêm túc và đúng giờ được xem là một thiện cảm dành cho bạn. Bên cạnh đó, hình ảnh cá nhân với sự chuẩn bị gọn gàng, thanh lịch, không quá xuề xòa hay lòe loẹt là điều cần có.

 

Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng ấn tượng hiện nay

 

  • Giới thiệu về bản thân của bạn

Giới thiệu về bản thân của bạn

 

✦ Thông tin cá nhân với quá trìn học tập, đào tạ, kinh nghiệm công việc đã từng trải qua chính là những gì mà các ứng viên cần phải trình bày cùng nhà tuyển dụng. Những thông tin cơ bản sơ lược chính là những gạch đầu dòng ấn tượng người đối diện.

 

  • Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình? Và sẵn sàng làm việc

✦ Bạn không nên nói bất cứ điều gì không tốt về sếp, đồng nghiệp hay những quy cách làm việc của công ty cũ. Đó là điều tối kỵ. Bạn nên trả lời rằng: Bạn muốn mở mang kiến thức về công việc của bạn hay muốn cọ sát với những thử thách mới.

 

✦ Khi không có kinh nghiệm bán hàng, bạn có thể bắt đầu bằng công việc thực tập hoặc tình nguyện. Tinh thần sẵn sàng làm việc không lương hoặc lương thấp (nếu điều kiện tài chính của bạn cho phép) sẽ là một chiến lược tốt giúp bạn tích lũy kinh nghiệm cũng như mở rộng mạng lưới quan hệ và gia tăng cơ hội cho bản thân. Bên cạnh đó tinh thần làm việc ngoài giờ làm việc của bạn sẽ được đánh giá cao và cũng là một kinh nghiệm phỏng vấn bán hàng nên nhớ.

 

  • Đánh giá về kỹ năng giao tiếp bán hàng

Đánh giá về kỹ năng giao tiếp bán hàng

 

✦ Khi bạn đã biết về nhu cầu của khách hàng, bạn có sẵn sản phẩm bạn cần phải có được kỹ năng giao tiếp, tư vấn giúp khách hàng hiểu về lợi ích của sản phẩm và quyết định chọn sản phẩm mà bạn bán. Nhà tuyển dụng luôn cần điều này, nếu bạn không có được thì sẽ không khi nào trúng tuyển.

 

✦ Thông qua giao tiếp cùng nhà tuyển dụng thì những kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ được ghi nhận và đánh giá. Chính vì thế, bạn đừng ngần ngại thể hiện mình, tuy nhiên, tránh phô trương là điều cần thiết.

 

  • Những hiểu biết về sản phẩm và hiểu về đối tượng khách hàng

Những hiểu biết về sản phẩm và hiểu về đối tượng khách hàng

 

✦ Có nhiều bạn xin vị trí bán hàng như khi được hỏi “bạn có biết chúng tôi bán cái gì không?” thì ngồi “đần mặt ra”, không nói, không rằng gì nhưng vẫn khẳng định em có thể làm tốt và mang về doanh thu.

 

✦ Đương nhiên, có thể bạn là ứng viên, chưa hiểu rõ chi tiết sản phẩm, nhưng ít ra bạn cũng phải biết là bạn xin việc và chuẩn bị bán cái gì, vì thế mời biết khách hàng là ai, có bao nhiêu người, từ đâu đến, cách tiếp cận là gì, tư vấn nói thế nào.

 

Tham khảo Tuyển Nhân Viên Bán Hàng Nam/Nữ Tư Vấn Tại Showroom Thời Trang

 

✦ Có thể bạn chưa đi làm nên khó mà biết hết được từ đặc điểm của đối tượng khách hàng, nhưng chắc chắn bạn phải biết – đối tượng khách hàng của mình là ai? Tính cách, đặc điểm, thói quen… Từ đó mới có thể biết cách tư vấn, tiếp cận, phục vụ, ứng xử được.

 

  • Tại sao là công việc bán hàng, mức lương ra sao?

Tại sao là công việc bán hàng, mức lương ra sao?

 

✦ Theo kinh nghiệm kinh nghiệm phỏng vấn bán hàng nên tập trung vào kinh nghiệm bán hàng của bản thân có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi này. Công việc bán hàng  cho bạn cơ hội được thử thách chính mình, tiếp xúc với nhiều người. Thêm vào đó, bạn có thể kể cho nhà tuyển dụng nghe về ước mơ thời thơ ấu của mình, chỉ cho họ thấy rằng theo đuổi công việc bán hàng có thể giúp bạn thực hiện được mục tiêu đã đề ra.

 

✦ Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.

 

  • Kinh Nghiệm Đi Phỏng Vấn Bán Hàng Với Những Câu Hỏi Thưởng Gặp

Kinh Nghiệm Đi Phỏng Vấn Bán Hàng Với Những Câu Hỏi Thưởng Gặp

 

  • Mục tiêu lâu dài trong công việc của bạn là gì?
  • Bạn có biết nhân viên bán hàng phải làm những công việc gì không?
  • Theo bạn, nhân viên bán hàng cần phải có những kỹ năng gì?
  • Yếu tố nào là quyết định để đánh giá một nhân viên bán hàng tốt hay không tốt?
  • Bạn đã có kinh nghiệm làm nhân viên bán hàng hay công việc có liên quan chưa? Nếu có thì là gì?
  • Bạn tự nhận thấy điểm yếu của mình khi bán hàng là gì? Bạn đã khắc phục chúng như thế nào?
  • Theo bạn, khách hàng của công ty chúng tôi gồm những đối tượng nào? Cách tiếp cận từng đối tượng mà bạn kể sẽ như nào?
  • Bạn thích bán hàng cho những khách hàng như thế nào? Vì sao?
  • Theo bạn yếu tố nào quyết định đến việc khách hàng chọn mua một sản phẩm?
  • Hãy giới thiệu một sản phẩm cho sẵn đến khách hàng và thuyết phục họ mua ( câu hỏi tình huống)
  • Nếu gặp phải khách hàng khó tính, bạn sẽ xử lý ra sao?
  • Bạn nghĩ rằng công ty có thể cải tiến gì để việc bán hàng trở nên dễ dàng?

 

Tham khảo Cách viết CV xin việc bán hàng ấn tượng và thuyết phục

NTLTRUONG

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *